Vải lụa là gì?
Vải lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt từ các sợi tơ tự nhiên. Các sợi tơ đó được lấy từ quá trình tạo kén của loài côn trùng như bướm, tằm, hoặc loài nhện… Vải lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Đặc trưng cho sự dịu dàng, nhẹ nhàng khi được làm từ những sợi tơ tự nhiên quý hiếm của những con tằm, tạo nên sự mềm mại và sang trọng cho người sử dụng.

Đặc điểm của vải lụa
Đặc điểm của vải lụa gồm các đặc tính và ưu nhược điểm của vải lụa. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu từng đặc điểm của vải lụa nhé.
Đặc tính của vải lụa
Đặc tính vật lý
– Sợi tơ lụa có mặt cắt ngang hình dạng lăng kính tam giác với các góc tròn. Vì vậy ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau khiến sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ quan trọng của loại vải này.
– Bề mặt vải lụa mềm, mịn và mượt, sờ vào thấy mát tay không giống như các loại vải dệt từ sợi nhân tạo, đó chính là điểm đặc trưng của vải lụa.
Đặc tính hóa học
– Khả năng giữ nước: 11%
– Vải lụa có độ dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
– Tơ lụa sẽ không bền khi phơi nhiều dưới nắng gắt. Rất dễ bị sâu bọ xâm nhập khi để bẩn.
– Tan trong sulphuric acid nhưng không tan trong mineral acid.
– Dễ bị đổi màu vàng bởi mồ hôi.
Đặc tính cơ học
– Tơ lụa là một trong những sợi tự nhiên chắc nhất, tuy nhiên khi ướt độ chắc giảm còn 20%.
– Độ co giãn của vải lụa khá kém.
– Độ dài của tơ tằm chỉ sau các loại sợi hoá học, nó là sợ tơ dài hơn bất cứ loại tơ thiên nhiên nào.
Ưu điểm của vải lụa
– Vải lụa có ưu điểm nhẹ, bền và cách nhiệt. Trang phục bằng lụa tơ tằm vừa nhẹ, vừa bền, có màu sáng bóng tự nhiên, khi mặc vào mùa hè cho ta cảm giác thoáng mát, mùa đông thì sẽ có cảm giác ấm áp vì lụa dẫn nhiệt kém làm cho người mặc ấm hơn.
– Tính hút ẩm của vải lụa rất cao, nó có thể hút tới 30 – 35% hơi nước (trong khi đó, sợi nylon chỉ có thể hút khoảng 5%). Vì vậy các bạn sẽ rất an tâm khi sủ dụng vải lụa, nó sẽ đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động bình thường của da (sự thoát mồ hôi).
– Tính chịu nóng của vải lụa cũng khá cao, khi gia nhiệt tới 110 độ C thì bề ngoài của nó không thay đổi.
– Đặc biệt, vì được làm từ các sợi tự nhiên nên vải lụa không bao giờ gây kích ứng da khi mặc.
Nhược điểm của vải lụa
Vải lụa rất dễ bị côn trùng cắn và dễ bị ố vàng bởi mồ hôi. Vì có nguồn gốc thiên nhiên nên cũng rất khó để nhuộm màu. Sinh ra từ tự nhiên, nó cũng sẽ bị phân hủy tự nhiên. Vì vậy bảo quản vải lụa là khâu khá là phức tạp, tỉ mỉ.
Lụa tơ tằm
Lụa tơ tằm là loại cao cấp nhất trong tất cả các loại vải lụa từ trước tới giờ. Nó được sản xuất hoàn toàn bằng cách dệt thủ công truyền thống. Loại lụa này thường chỉ có màu trắng ngà – màu tự nhiên của tơ tằm, chứ ít khi có màu trắng tinh. Bề mặt vải vô cùng mềm mại, bóng mượt và nhẹ. Nó được ứng dụng rất nhiều trong thời trang cao cấp, đầm dạ hội, áo dài và lễ phục. Màu sắc của các sản phẩm từ lụa tơ tằm khá đơn giản, thường đơn sắc, hoa văn cũng giản dị và truyền thống. Hiện tại ở Việt Nam còn lưu truyền 8 làng nghề sản xuất lụa tơ tằm truyền thống trong đó làng nghề lụa Vạn Phúc, lụa Nha Xá, lụa Mỹ Á là những tên tuổi khá nổi tiếng.
Lụa satin
Lụa satin cũng làm bằng tơ tằm, nhưng cao cấp hơn, áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợi dọc. Để tạo ra lụa satin, các sợi dệt sẽ theo quy luật là sợi ngang sẽ đan xuống dưới một sợi dọc sau đó lại đè lên trên ít nhất 2 sợi dọc. Sau đó sợi ngang tiếp theo sẽ dịch chuyển qua phải ít nhất 2 sợi dọc và lên trên 1 lần.
– Lụa satin có các sợi ngang song song nhiều hơn các sợi dọc giúp độ bóng mịn đẹp hơn cùng độ bền vượt trội. Vì vậy nên giá của lụa satin cũng cao hơn hẳn so với các loại vải lụa khác như cotton, twill,…
Vải lụa cotton
Lụa Cotton là loại vải tổng hợp từ 2 chất liệu: cotton và sợi tơ tằm. Chúng được thừa hưởng tất cả những đặc tính và ưu điểm mà cả 2 chất liệu này mang lại. Tỉ lệ pha chế vải cotton lụa tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, nhưng theo một số nghiên cứu thì tỉ lệ 90% cotton và 10% tơ tằm là hoàn hảo nhất.
Vải lụa cotton có những đặc điểm nổi bật như tính thẩm mĩ cao với vẻ ngoài sáng bóng, có khả năng chống tĩnh điện, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau và không bị nhăn khi giặt. Nó mềm mại và có độ bền hơn hẳn lụa tơ tằm. Tuy vậy, vải lụa cotton lại rất dễ bị bay màu và dễ bị xước. Đòi hỏi người dùng phải kĩ tính hơn khi sử dụng và bảo quản. Nó được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc, đặc biệt là trang phục dành cho nam giới.
Lụa Twill
Vải lụa Twill có cấu trúc sợi đan chéo, bền và vô cùng chắc. Nó có hai mặt vải không giống nhau. Nguyên liệu để sản xuất lụa Twill Silk vẫn là từ tơ tằm nhưng cách dệt chắc chắn, dày dặn hơn nhưng vẫn đảm bảo nguyên vẹn sự mềm mại. Độ bóng của lụa Twill ở mức vừa phải, không rõ nét như satin nên có thể phù hợp với nhiều thiết kế và nhiều lứa tuổi khác nhau. Nó được ứng dụng may váy công sở, quần tây hoặc quần ống rộng cho nữ.
Lụa 2 da ( Lụa Twist Silk)
Lụa 2 da là sản phẩm của sự kết hợp giữa 50% lụa nguyên chất và 50% là sợi visco. Khi có ánh sáng chiếu vào các sợi tơ sẽ ánh lên và hiển thị màu sắc sặc sỡ và vô cùng sắc nét.
Vải lụa 2 da ứng dụng công nghệ dệt hiện đại nên vừa mềm mại vừa có độ bóng mịn, chống nhăn tốt và có độ bền cực cao. Bộ sưu tập màu sắc của lụa 2 da vô cùng phong phú vì có khả năng nhuộm màu ấn tượng và hoa văn rất bắt mắt. Chính vì vậy, nó được ứng dụng khá nhiều trong các loại trang phục như áo dài, áo cánh, áo khoác, áo bà ba hoặc pajama. Không gây kích ứng da khi mặc nên bạn có thể thoải mái sử dụng những sản phẩm từ lụa 2 da mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên khi giặt, bạn nên giặt riêng chúng ra vì nó có thể bị bay màu nhẹ.
Lụa gấm Jacquard
Lụa Jacquard có bề mặt sáng bóng và rất đa dạng về hoa văn, mẫu mã. Jacquard là một công nghệ dệt hiện đại giúp tạo các hoa văn nổi sẵn trên bề mặt vải lụa sang trọng. Các hoa văn này tạo ra ngay trong quá trình dệt chứ không phải thêu hay in mực nên giá thành của nó thường đắt hơn rất nhiều. Lụa Jacquard rất phong phú đa dạng, đem đến cho bạn vô vàn những sự lựa chọn trong thiết kế sáng tạo. Nó được ứng dụng trong những bộ sưu tập thời trang cao cấp áo dài sang trọng hoặc những bộ đầm cầu kì mang xu hướng hoàng gia.
Lụa Damask
Loại vải này cũng áp dụng hình thức dệt vân đoạn nhưng khác cấu trúc sợi ngang, sợi dọc so với vải satin. Các loại hoa văn trên vải lụa Damask được tạo ra trực tiếp từ quá trình dệt sợi. Nó được thiết kế theo công nghệ diệt hiện đại của Đức, hoa văn cũng lấy cảm hứng từ chính đất nước này hoặc một số quốc gia khác như Pháp, Ý. Lụa Damask thường được ứng dụng may vest sang trọng, áo dài cưới và caravat cao cấp.
Lụa đũi
Lụa đũi hay còn gọi là Lụa Tussah, được dệt từ sợi tơ thô của sợi tơ tằm dâu. Trước đó nó chỉ có màu sắc đơn giản và trơn. Giờ đây thì lụa đũi cũng có những sản phẩm in nhiều hoa văn cá tính và đẹp mắt tạo sự đa dạng và phong phú cho chất liệu này. Lụa đũi có bề mặt vải hơi thô nhưng lại có độ bóng nhẹ nên thường được ưa dùng để may áo sơ mi nam, quần tây hoặc vest. Ngoài ra nó còn được ứng dụng làm khăn quàng cổ rất ấm áp cho mùa đông lạnh.
Lụa Chiffon
Lụa chiffon cũng được dệt 100% từ tơ tằm thiên nhiên nhưng sợi dệt rất mỏng, có thể nhìn xuyên thấu. Nó được ứng dụng nhiều trong đầm dạ hội hoặc trang trí váy cưới.
Các loại khác
Bên cạnh những loại vải lụa phổ biến kể trên thì trên thị trường hiện nay còn xuất hiện nhiều loại vải lụa khác như lụa cát, vải lụa giấy, lụa tuyết, lụa thun, lụa xốp,…